Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Việt Nam

CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURLUS

Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Việt Nam
Ngày đăng: 31/05/2022 03:02 PM

    Vì thế, việc bảo hộ nhãn hiệu luôn là mối quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà Việt Nam không là một ngoại lệ. Vậy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam gồm những nội dung gì? GSP xin kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

    Điều kiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

    Để được đăng ký nhãn hiệu hay nói cách khác là bảo hộ nhãn hiệu, theo quy định tại Điều 72 Văn bản hợp nhất số 07/2019/VBHN-VPQH nhãn hiệu bảo hộ cần đảm bảo điều kiện sau:

    Ngoài ra, Văn bản hợp nhất trên cũng quy định các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, đó là:

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

    Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa: Việc làm này không bắt buộc nhưng nên thực hiện với mục đích kiểm tra xem nhãn hiệu sắp đăng ký có đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ và bị trùng với nhãn hiệu của chủ sở hữu khác hay không.

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đến cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp gồm:

    –  Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng bao gồm các tài liệu sau đây:

    a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

    + Gồm 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).

    b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

    + Cụ thể: 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

    c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

    d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

    đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

    e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    – Đơn đăng ký nhãn hiệu và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

    a) Giấy ủy quyền;

    b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;

    c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;

    d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

    – Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

    a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

    b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

    Bên cạnh đó, quý khách hàng có thể tham khảo thêm yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 105 Văn bản hợp nhất số 07/2019/VBHN-VPQH.

    Bước 3: Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

    Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung:

    Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định trên; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định về thời hạn thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.

    Bước 4: Cấp giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

    Mọi thông tin chi tiết về gói dịch vụ vui lòng liên hệ:

     Công ty  LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS

     Địa Chỉ: Số 137/9 Đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP HCM

     Điện Thoại: (84-28)6 295 7936

    Hotline: 0986 544 477

     Website: https://globallawyer.vn/ ; Email: Consultancy@ort.com.vn

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline