Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm

CÔNG TY LUẬT TNHH GLOBAL SURLUS

Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm
Ngày đăng: 24/04/2025 10:48 AM

    I. Công bố sản phẩm là gì?

    Công bố sản phẩm là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân thông báo chính thức về sản phẩm của họ tới công chúng hoặc đối tác thị trường. Quá trình này thường bao gồm việc cung cấp thông tin về tính năng, đặc điểm kỹ thuật, ứng dụng, giá cả và các thông tin khác liên quan để người tiêu dùng hoặc đối tác có thể hiểu rõ về sản phẩm đó và quyết định mua hoặc sử dụng sản phẩm đó. Công bố sản phẩm cũng có thể bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp luật hoặc tiêu chuẩn ngành cho việc phân phối và tiếp thị sản phẩm.

    II. Lợi ích khi doanh nghiệp tự công bố sản phẩm:

    Rất nhiều cá nhân, tổ chức khi sản xuất hay kinh doanh sản phẩm hàng hóa đều làm tự công bố sản phẩm. Bởi lẽ, tự công bố mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:

     III.Quy định của pháp luật về việc công bố sản phẩm

    1. Các sản phẩm cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm như sau: ”Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm)”.

    Các sản phẩm quy định trên đây trước khi làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu), bán hàng (đối với sản phẩm trong nước) phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

    2. Các sản phẩm thuộc trường hợp được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm

    căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định các sản phẩm sau đây phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm

    “ Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.”

    3. Các sản phẩm bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm bắt buộc thực hiện thủ tục công bố sản phẩm bao gồm

    “1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt.

    2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

    3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ y tế quy định.”

    IV. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm mới nhất

    Theo điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

    1. Đối với sản phẩm nhập khẩu bao gồm:

    2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:

    2. Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

    Thủ tục này được quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

    Bước 1: Nộp hồ sơ

    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

    -  Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

    -  Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

    - Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

    Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

    Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

    - Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

    - Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

    - Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

    Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

    Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

    - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

    Bước 3: Nộp phi thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố

    Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    Bước 4: Trả kết quả

    Mọi thông tin chi tiết về gói dịch vụ vui lòng liên hệ:

     Công ty  LUẬT TNHH GLOBAL SURPLUS

     Địa Chỉ: Số 137/9 Đường 59, P.14, Q.Gò Vấp, TP HCM

     Điện Thoại: (84-28)6 295 7936

    Hotline: 0986 544 477

     Website: https://globallawyer.vn/ ; Email: Globalsurplus59@gmail.com

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline