Hướng dẫn vị trí việc làm công tác pháp chế trong cơ quan nhà nước
Theo đó, hướng dẫn vị trí việc làm về công tác pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về công tác pháp chế được Bộ Tư pháp quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BTP như sau:
- Danh mục vị trí việc làm về công tác pháp chế thực hiện theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bản mô tả công việc và Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2025.
- Bản mô tả công việc và Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2025.
Đối tượng áp dụng danh mục vị trí việc làm tại thông tư này gồm:
- Pháp chế viên cao cấp, pháp chế viên chính, pháp chế viên và chuyên viên về pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); chuyên viên chính về pháp chế, chuyên viên về pháp chế tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lưu ý: Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả và khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về công tác pháp chế trong quân đội nhân dân, công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
1. Vị trí việc làm đối với công tác pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 15/05/2025
Tại Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BTP quy định danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về công tác pháp chế như sau:
Danh mục vị trí việc làm về công tác pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BNV ngày 28/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2022/TT-BNV, cụ thể:
STT |
Tên vị trí việc làm |
Tương ứng ngạch công chức/chức danh nghề nghiệp |
Ghi chú |
Lĩnh vực pháp chế |
|||
1 |
Chuyên viên chính về pháp chế |
Chuyên viên chính |
Bản mô tả công việc và khung năng lực của các vị trí việc làm về công tác pháp chế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp |
2 |
Chuyên viên về pháp chế |
Chuyên viên |
Theo đó, Bản mô tả công việc và Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm về pháp chế trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2025/TT-BTP
2. Bảng mô tả công việc và tiêu chí đánh giá của chuyên viên chính về pháp chế (hạng II)
Căn cứ mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2025/TT-BTP quy định về các công việc và tiêu chí đánh giá của chuyên viên chính về pháp chế (hạng II) như sau:
STT |
Các nhiệm vụ, công việc |
Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ |
|
Nhiệm vụ, mảng công việc |
Công việc cụ thể |
||
1 |
Xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án |
1. Chủ trì, tham gia xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập, văn bản, hợp đồng, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án. 2. Chủ trì tham mưu, đề xuất, kiến nghị việc ban hành hoặc sửa đối, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Các văn bản được cấp có thẩm quyền ban hành. |
2 |
Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập |
1. Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác pháp chế trong đơn vị. 2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác pháp chế. 3. Chủ trì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị. |
1. Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên. 2. Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả. 3. Tổ chức thành công các lớp đào tạo, bồi dưỡng. 4. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tiến độ, chất lượng theo kế hoạch được giao. |
3 |
Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản |
Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định về công tác pháp chế, nội quy, quy chế của đơn vị. |
1. Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời gian quy định. 2. Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
4 |
Tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập |
Chủ trì, tham gia việc tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý về tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Việc tham mưu, tư vấn ý kiến pháp lý được thực hiện theo đúng kế hoạch, chất lượng. |
5 |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ |
Chủ trì, tham gia triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2024/NĐ-CP) và quy định của pháp luật. |
Đảm bảo quy trình công tác và đúng theo kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc. |
6 |
Phối hợp thực hiện |
Phối hợp với cá nhân, đơn vị có liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
- Công việc, nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả, tạo mối quan hệ tích cực trong công tác. - Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. |
7 |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp |
Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. |
Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu. |
8 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân |
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. |
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao. |
9 |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công và theo quy định của pháp luật |
|
|
Xem chi tiết tại Thông tư 02/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/5/2025.